Trong bài viết này, chúng tôi, đội ngũ TABOO DESIGN chuyên thiết kế các căn nhà đẹp phù hợp phong thủy xin được chia sẻ một số điều nên kiêng kỵ khi xây nhà mới, giúp quý vị chọn cho mình những vị trí tốt, nhận điềm cát, xua đuổi điềm hung, mang đến may mắn, bình an và cuộc sống xung túc cho quý vị và gia đình.
* Những điều kiêng kỵ khi xây nhà nên tránh:
1.Nghi thức tâm linh truyền thống: Lễ Động Thổ & Lễ Nhập trạch (Lễ cúng Tân gia)
Nhà cửa là thứ cần thiết và đáng quan tâm nhất của đời người. Chính vì quan trọng như vậy nên ông bà tổ tiên từ xa xưa đã đặt ra những nghi lễ khi bắt đầu xây nhà mới như: lễ động thổ, lễ làm nền, lễ phá mộc, lễ dựng cột, lễ thượng lương (cất mái) bởi theo quan niệm xưa “Đất có thổ công – Sông có hà bá”. Xã hội ngày nay đã phát triển hiện đại hơn nên vừa kế thừa vừa tinh giảm bớt những nghi lễ rườm rà ấy cho phù hợp, hiện nay chỉ còn lại hai lễ chính là : Lễ động thổ và Lễ nhập trạch (tân gia).
– Lễ động thổ: được thực hiện ngay trước khi bắt đầu đào móng xây nhà, nhằm mục đích báo cáo xin phép thổ thần nơi công trình tọa lạc vì đã quấy rầy thổ thần, và gia chủ cầu mong công trình của mình trong quá trình thi công mọi việc đều thuận buồm xuôi gió,không xảy ra tai nạn lao động, không gặp bất kỳ một điều xui xẻo nào … Lễ vật sắm sửa gồm : Đĩa xôi, con gà (hoặc khẩu thịt), trái cây, hoa tươi, rượu trắng, muối gạo, nhang đèn, giấy tiền vàng mã. Lễ này mang tính chất văn hóa truyền thống.
Lễ vật sau khi động thổ nên biếu hàng xóm, tặng thợ xây dựng để tỏ lòng hòa hảo và thắt chặt tình cảm, mong sao hàng xóm tạo điều kiện, bỏ qua những phiền hà khi xây dựng, đội ngũ thợ hết lòng lo cho công trình hoàn tất.
Xem thêm: Kiến thức phong thủy
– Lễ nhập trạch (lễ cúng tân gia) : Là lễ tạ thổ thần đã phù hộ cho công trình hoàn tất tốt đẹp và xin phép thổ thần để gia đình được dọn vào nhà mới để an cư được bình an, làm ăn thuận lơi. Đây cũng là lễ để bày tỏ sự biết ơn ông bà tổ tiên đã độ trì cho con cháu ăn nên làm ra, dựng được nhà mới, sau là mời bạn bè, bà con, thân hữu, hàng xóm dự bữa cơm thân mật để thể hiện sự cảm ơn và củng cố tình cảm.
Lễ vật chuẩn bị cũng giống như lễ động thổ, nhưng còn chuẩn bị thêm nước ngũ vị hương, hàn the và chút cháo hòa vào nhau và dùng chiếc chổi nhỏ quét xung quanh chân tường bên trong và bên ngoài ngôi nhà, đây còn gọi là phép Hàn long mạch. Nó có ý nghĩa là hàn gắn những long mạch phía dưới đã bị làm đứt hoặc phá vỡ khi đào móng và đập phá trong lúc xây dựng, để long mạch được lưu thông theo phong thủy và gia chủ sống trong căn nhà cũng gặp được mọi sự thuận lợi. Ngoài ra còn cần chuẩn bị một mâm cơm để cúng cô hồn (chúng sinh) (là những người mà lúc sinh thời là những người kém may mắn, không gia đình, nhà cửa, sống vất vưởng, khi mất không ai thờ cúng) gồm có: Xôi thịt, trái cây, bánh kẹo, gạo, muối, nước, cháo, bỏng nẻ, quần áo, tiền vàng…
Hai nghi lễ trên mang đậm nét tín ngưỡng dân gian, văn hóa cộng đồng chứ không phải mê tín dị đoan. Nếu suy rộng ra mới thấy tinh thần bao dung, hòa hiếu, uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam xưa và nay luôn nhớ đến tiền nhân, dù rằng những người đó không phải là ông bà tổ tiên của mình mà chỉ là những vong linh người quá cố đã ở nơi này từ xa xưa, hay những người bất hạnh trong xã hội đã khuất núi.
2.Những vị trí kiêng kị khi chọn mua Dương cơ (nhà, đất)
Dương cơ có thể hiểu là nhà cửa của người khác đã xây sẵn, chúng ta mua và dọn về ở ngay, hoặc cũng có thể mua, rồi sửa chữa lại cho phù hợp với mình, cũng có thể là mua đất để xây nhà. Sau đây là một vài điều kiêng kị:
– Không nên mua nhà, đất cạnh đền miếu, vì đển miếu là nơi thần thánh cư ngụ, nếu mua nhà bên cạnh thì dễ mắc lỗi vô phép với thánh thần, có thể bị thánh thần quở mắng.
– Không nên mua nhà được xây trên nền giếng cũ, bởi vì nhà trên giếng cũ thì nền móng không chắc chắn có thể bị sụt lún gây sụp đổ nhà. Đó là quan niệm ngày xưa khi chưa có kỹ thuật và vật liệu gia cố nền móng. Còn ngày nay kỹ thuật tinh thông, vật liệu dồi dào, việc gia cố nền móng không còn khó khăn, nhưng sẽ tốn kém tiền bạc cho gia chủ. Còn theo tâm linh, nếu lấp giếng coi như bịt long mạch, như vậy ở trên đất đó gia chủ không được thuận lợi về sức khỏe và công danh sự nghiệp .
– Không chọn nhà tại ngã ba đường, bởi chủ nhà có thể gặp xui, chết bất đắc kỳ tử. Theo khoa học hiện đại, đây là những địa thế rất bất lợi, dễ gây tai nạn.
– Không mua nhà tang lễ. Luận theo khoa học, nhà tang lễ thường xuyên quàn người chết, âm khí nặng nề, tử khí u ám. Mua nhà ở cạnh không tốt cho sức khỏe của chủ nhà.
– Trước nhà không nên có đường độc đạo đâm thẳng vào, vì ma quỷ có thể thẳng đường vào nhà ở luôn với chúng ta, mà nhà có chứa ma quỷ thì gia chủ không yên ổn và gặp nhiều điều bất lợi. Người ta thường hóa giải bằng cách treo tấm kiếng nhỏ trên cửa để con ma nào đi tới tưởng nhầm rằng nhà đã có ma ở nên không vào.
Theo khoa học, con đường độc đạo thường bị gió thổi thẳng vào nhà, người ở trong nhà dễ bị trúng gió, bệnh, đôi khi vì trúng gió … mà chết bất ngờ .
– Không nên mua đất, nhà mà phía trước cửa có núi che khuất tầm nhìn, thế nhà này bị che hết gió.
– Trước nhà không nên có dòng sông chảy xoáy vào nhà, dễ gây tai nạn chết người do sạt lở đất. Không nên mua nhà, đất có hầm cống án ngữ ngay trước cửa nhà vì hơi cống rất độc hại , gió cuốn vào nhà thì không tốt cho sức khỏe.
– Không nên xây nhà để cửa chính đối diện rừng cây. Theo khoa học, dễ bị gió độc từ núi đồi thổi tới làm trúng gió những người đang ở trong nhà, trẻ con dễ bị bệnh tật, ốm đau.
3.Bố cục kết cấu nhà:
Khi thiết kế nhà, các gia chủ nên kiêng kỵ một số vấn đề để tránh những việc không mong muốn có thể xảy ra. Cụ thể cần kiêng kỵ những vấn đề sau:
– Tường nhà: Tường bao quanh nhà không nên xây quá cao sẽ làm hỏng bố cục của toàn bộ ngôi nhà. Cũng giống như xây móng nhà, chân tường cũng cần phải được xây dựng kiên cố, vững chắc để tránh làm gia đình suy yếu.
– Phòng khách: Khi thiết kế phòng khách cần phải đảm bảo không gian được xuyên suốt, tầm nhìn không bị che chắn. Thông thường mỗi ngôi nhà chỉ có một phòng khách. Trong trường hợp nhà có hai phòng khách, chú ý khi thiết kế và xây dựng không nên để diện tích hai phòng khách tương đương nhau, mà phải để một phòng lớn, một phòng nhỏ. Trong đó phòng khách lớn đặt phía trước, phòng khách nhỏ hơn phải đặt ở phía sau.
– Phòng ngủ: Không được đặt phía trên bàn thờ.
– Phòng bếp: Khi thiết kế nhà, bạn tuyệt đối không được đặt bếp đối diện với đầu vòi nước, không đặt bếp ở giữa hai vòi nước, không đặt bếp lộ thiên hoặc đặt phía trước cửa nhà hay phía trước phòng khách.
– Nhà tắm và nhà vệ sinh: Khi xây nhà mới, nền của nhà tắm và nhà vệ sinh tuyệt đối không được xây cao hơn nền của phòng ngủ. Đặc biệt, không nên đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà.