Kiến trúc hậu hiện đại: Sự pha trộn độc đáo giữa cổ điển & hiện đại

 14/01/2023  0  Bình luận

Kiến trúc hậu hiện đại nổi lên vào những năm 1960 của thế kỷ 20 được đặc trưng bởi sự pha trộn giữa phong cách cổ điển và hiện đại như để chống lại những thiếu sót, sự thiếu đa dạng về hình thức của kiến trúc hiện đại tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo, mới lạ.

Khởi xướng bởi kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị Denise Scott Brown và nhà lý thuyết kiến ​​trúc Robert Venturi trong cuốn sách "Học hỏi từ Las Vegas" của họ. Phong cách kiến trúc đặc biệt này phát triển mạnh mẽ từ những năm 1980 đến những năm 1990, đặc biệt là trong tác phẩm của Scott Brown & Venturi, Philip Johnson , Charles Moore và Michael Graves và cho đến hiện nay vẫn là một trong số những xu hướng kiến trúc được ưa chuộng nhất trên thế giới với những đặc điểm riêng biệt như đường tròn, đường cong parabol và những công trình thế kỷ.

Khởi đầu một xu hướng kiến trúc mới - Kiến trúc hậu hiện đại

Khởi đầu một xu hướng kiến trúc mới - Kiến trúc hậu hiện đại

Nguồn gốc kiến trúc Hậu hiện đại

Kiến trúc Hậu hiện đại đầu nổi lên vào những năm 60 và 70 của thế kỷ 20 khi các thiết kế của chủ nghĩa hiện đại đã trở nên quá nhàm chán với những đường thẳng, đường cắt dứt khoát và còn có nhiều thiếu sót. Năm 1966, kiến trúc sư, nhà lý thuyết người Mỹ Robert Venturi đã xuất bản một cuốn sách mang tên Phức tạp và mâu thuẫn trong kiến ​​trúc để khởi xướng lên phong trào kiến trúc mới. Cuốn sách trình bày một tuyên ngôn nổi loạn chống lại cách tiếp cận kiến ​​trúc hiện đại với những học thuyết cứng nhắc, tính đồng nhất, thiếu trang trí và thói quen bỏ qua đặc trưng văn hoá, lịch sử cốt lõi của dân tộc đang thịnh hành thời bấy giờ.

Nguồn gốc của kiến trúc hậu hiện đại

Nguồn gốc của kiến trúc hậu hiện đại

Cuốn sách đưa ra một tầm nhìn mới mẻ cho các kiến ​​trúc sư theo chủ nghĩa hậu hiện đại, một tầm nhìn tôn vinh chủ nghĩa cổ điển, màu sắc và tính văn hoá đại chúng trong thiết kế. Những quan điểm mà ông bày tỏ đã đặt nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của kiến trúc cổ điển mới. Venturi đã tóm tắt kiểu kiến ​​trúc mà ông muốn thấy để thay thế chủ nghĩa hiện đại:

“Tôi nói về một kiến ​​trúc phức tạp và mâu thuẫn dựa trên sự phong phú và mơ hồ của kinh nghiệm hiện đại, bao gồm cả kinh nghiệm vốn có trong nghệ thuật. ... Tôi hoan nghênh những vấn đề và khai thác những điều không chắc chắn. ... Tôi thích các yếu tố lai hơn là "tinh khiết", thỏa hiệp hơn là "sạch" ... chứa đựng hơn là loại trừ. ... Tôi dành cho sức sống lộn xộn hơn là sự thống nhất hiển nhiên. ... Tôi thích "cả-và" hơn "hoặc-hoặc", đen và trắng, và đôi khi xám, thành đen hoặc trắng. ... Một kiến ​​trúc phức tạp và mâu thuẫn phải thể hiện sự thống nhất khó bao hàm hơn là sự thống nhất dễ loại trừ”

Công trình kiến trúc Las Vegas  

Công trình kiến trúc Las Vegas  

Venturi đưa ra đề xuất tập trung vào mặt tiền, kết hợp các yếu tố lịch sử văn hoá và sử dụng tinh tế các chất liệu khác nhau trong một công trình để khiến cho công trình trở nên đặc biệt hơn. Năm 1972, cùng với hai kiến ​​trúc sư Denise Scott Brown và Steven Izenour, Venturi đã phát hành một cuốn sách có tên Học hỏi từ Las Vegas . Cuốn sách là công cụ giúp người đọc mở ra góc nhìn mới về nghệ thuật thiết kế, đã khám phá kiến ​​trúc của dải Vegas và cho rằng việc ứng dụng những đặc điểm của kiến trúc cổ đại với hiện đại là vô cùng đúng đắn, sẽ mở ra một phong cách kiến trúc mới trong tương lai.

Vào cùng thời điểm đó ở Ý cũng có những cuộc phát động chống lại chủ nghĩa hiện đại của kiến trúc sư Aldo Rossi, ông mong muốn bảo tồn kết cấu lịch sử và những nét đẹp truyền thống trong thiết kế. Và sau đó là sự hưởng ứng của các nước láng giềng như Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản,... Từ đó, phong trào hậu hiện đại nhanh chóng trở thành một phong cách kiến trúc được ưa chuộng và phổ biến nhất trong những năm cuối thế kỷ 20, nó để lại một khối lượng công trình đồ sộ cho nền kiến trúc thế giới.

Các nguyên lý của kiến trúc Hậu hiện đại

Không phải ngẫu nhiên một loại hình kiến trúc mới ra đời, mọi thiết kế của kiến trúc hậu hiện đại đều được nghiên cứu dựa trên những nguyên lý cụ thể để phù hợp với bối cảnh xã hội, nhu cầu con người nhưng vẫn đảm bảo tính nghệ thuật.

Bối cảnh

Trái ngược hoàn toàn với kiến trúc hiện đại, kiến trúc hậu hiện đại có mối liên hệ chặt chẽ với đời sống, môi trường sống và là một bộ phận của môi trường. Mọi thiết kế đều phải phù hợp, gắn liền với hoàn cảnh, bối cảnh sống của con người bởi vậy mà khi thiết kế một công trình kiến trúc người ta phải xem xét kỹ lưỡng về vị trí địa lý, môi trường, khí hậu, không gian,...

Bối cảnh hoà hợp các yếu tố về môi trường, địa lý, con người của kiến trúc hậu hiện đại

Bối cảnh hoà hợp các yếu tố về môi trường, địa lý, con người của kiến trúc hậu hiện đại

Ẩn dụ

Một điểm khá đặc biệt trong kiến trúc hậu hiện đại đó là nguyên lý ẩn dụ, có nghĩa là mọi thiết kế theo xu hướng này đều mang một ý nghĩa ngầm nào đó. Ý nghĩa được ẩn dụ qua hình thức, chi tiết, đường nét, màu sắc,... của công trình, tất cả đều mang tính tượng trưng.

Tính ẩn dụ thể hiện trong thiết kế tòa nhà kiến trúc hậu hiện đại

Tính ẩn dụ thể hiện trong thiết kế tòa nhà kiến trúc hậu hiện đại

Trang trí

Nếu kiến trúc hiện đại quan niệm rằng việc khôi phục lại các chi tiết cổ xưa là điều sai trái, “trọng tội” thì kiến trúc hậu hiện đại lại đem đến một cái nhìn mới mẻ, xu hướng này lại ứng dụng các chi tiết cổ, những yếu tố truyền thống từ xa xưa hoà quyện cùng nét đẹp của hiện đại để tạo nên những công trình độc đáo nhất.

Công trình hậu hiện đại mang đậm dấu ấn cổ xưa 

Công trình hậu hiện đại mang đậm dấu ấn cổ xưa 

Đặc điểm kiến trúc Hậu hiện đại

Là sự pha trộn các phong cách kiến trúc và thời kỳ, kiến trúc hậu hiện đại mang những đặc điểm riêng biệt có thể kể đến như sự phức tạp, những mâu thuẫn và tính bất đối xứng trong thiết kế, hay sự phân mảnh các chi tiết một cách phóng khoáng nhưng có chủ đích để làm cho công trình trở nên độc đáo hơn và đôi khi còn mang cả tính hài hước ẩn trong đó,... tất cả đã phá vỡ những rào cản, quy tắc trong thiết kế để tạo nên một xu hướng kiến trúc hậu hiện đại đặc sắc, mới lạ.

Sự phức tạp 

Kiến trúc hậu hiện đại nổi lên như một sự bác bỏ những học thuyết về tính đơn giản của kiến trúc hiện đại, được Mies thể hiện trong cuốn sách nổi tiếng "less is more", "hình thức tuân theo chức năng" và học thuyết của Le Corbusier rằng "một ngôi nhà là một cỗ máy để sống", theo cách nói của Robert Venturi, chủ nghĩa hậu hiện đại đưa ra sự phức tạp.

Sự phức tạp khó thấy của kiến trúc hậu hiện đại

Sự phức tạp khó thấy của kiến trúc hậu hiện đại

Sự phức tạp có thể được sử dụng để mô tả tất cả các công trình hậu hiện đại bởi mỗi công trình được tích hợp nhiều màu sắc, kết cấu, hình dạng và chủ đề để tạo nên một công trình hoàn thiện. Khi thiết kế người kiến trúc sư cần phải có khả năng bao quát, liên kết các yếu tố sao cho phù hợp với bối cảnh, môi trường sống. Sự phức tạp này đã giúp tách khỏi sự rập khuôn, cứng nhắc của chủ nghĩa hiện đại, để thiết lập một chủ nghĩa mới mang tên hậu hiện đại.

Sự mâu thuẫn

Kiến trúc hậu hiện đại đã tạo ra một bước ngoặt lớn cho nền kiến trúc thế giới bởi sự thoát ly khỏi lối thiết kế có phần nhàm chán, đơn giản của kiến trúc hiện đại thay vào đó là những thiết kế có hình cong, hình tròn, các yếu tố trang trí, màu sắc tươi sáng, hay tính bất đối xứng,... được vay mượn từ nhiều thời kỳ trước.

Sự mâu thuẫn trong kiến trúc hậu hiện đại

Sự mâu thuẫn trong kiến trúc hậu hiện đại

Tuy nhiên, ở những thiết kế phong cách hậu hiện đại mọi yếu tố được phối hợp với nhau một cách rất tự do không theo một công thức, chuẩn mực hay quy tắc nào vì vậy màu sắc, kết cấu hay những nét trang trí đôi khi không có sự liên quan, tương xứng với cấu trúc, chức năng của toà nhà. Các tòa nhà hậu hiện đại thường kết hợp các hình thức và tính năng mới đáng kinh ngạc với các yếu tố dường như mâu thuẫn của chủ nghĩa cổ điển. James Stirling, kiến ​​trúc sư của Neue Staatsgalerie ở Stuttgart, Đức đã mô tả phong cách này là "đại diện và trừu tượng, hoành tráng và trang trọng, truyền thống và công nghệ cao." 

Tính bất đối xứng

Một trong những đặc điểm dễ thấy nhất ở kiến trúc hậu hiện đại đó là tính bất đối xứng bởi đây chính là yếu tố giúp cho công trình trở nên ấn tượng, thu hút được nhiều sự chú ý hơn.

Các trụ dốc, tường và cấu trúc tương phản là yếu tố khá phổ biến trong các công trình hậu hiện đại, sự trùng khớp của các góc độ và đường nét đã giúp cho xu hướng thiết kế mới mẻ này được đón nhận nhiều hơn.

Tính bất đối xứng trong kiến trúc hậu hiện đại

Tính bất đối xứng trong kiến trúc hậu hiện đại

Các hình thức bất đối xứng là một điểm vô cùng độc đáo của chủ nghĩa hậu hiện đại. Không khó để thấy các tòa nhà xiên nghiêng có vẻ như sắp đổ nhưng lại được xây dựng rất kiên cố và có tính toán rất tỉ mỉ ở phong cách thiết kế này. Năm 1968, kiến ​​trúc sư người Pháp Claude Parent và triết gia Paul Virilio đã thiết kế nhà thờ Saint-Bernadette-du-Banlay ở Nevers, Pháp dưới dạng một khối bê tông đồ sộ nghiêng về một phía. Hay các tòa nhà của Parent được lấy cảm hứng từ những lô cốt bê tông của Đức mà ông phát hiện trên bờ biển Pháp đã trượt xuống vách đá nhưng vẫn hoàn toàn nguyên vẹn, với tường nghiêng và sàn dốc. Vì vậy, thiết kế theo chủ nghĩa hậu hiện đại hiếm khi được đối xứng, cân bằng và sắp xếp một cách bài bản, có trật tự.

Phân mảnh

Tạo ra sự phân mảnh là một sáng tạo vô cùng độc đáo của những kiến trúc sư thời hậu hiện đại. Bằng việc phân tách khối cấu trúc, chi tiết của các toà nhà lớn để tạo thành những tòa nhà nhỏ với hình thức và cấu trúc khác nhau. Mặc dù vẫn được kết nối như một công trình lớn song việc bóc tách, phân mảnh thành các tòa nhà nhỏ mang dáng vẻ khác nhau, phục vụ nhu cầu và chức năng khác nhau khiến cho công trình trở nên đặc sắc hơn. Một ví dụ điển hình cho đặc điểm này chính là bảo tàng Guggenheim Bilbao dùng cách thu nhỏ titan để làm phương tiện tạo nên sức sống mới cho toàn bộ toà nhà, mỗi thời điểm trong ngày và Guggenheim lại mang một vẻ đẹp rất riêng.

Tính chất phân mảnh của kiến trúc hậu hiện đại

Tính chất phân mảnh của kiến trúc hậu hiện đại

Tính hài hước

Hài hước là một đặc điểm khá đặc biệt của các toà nhà hậu hiện đại. Đây được coi là phong trào trong suốt thời kỳ hậu hiện đại, một phong trào mỉa mai nghệ thuật loè loẹt vốn được coi là đẹp đẽ trong xã hội hiện đại lúc bấy giờ. Bằng việc thiết kế những tòa nhà có cấu trúc, hình thức lạ mắt và đôi khi có phần khó hiểu các kiến trúc sư đã đưa sự nổi loạn lên một tầm cao mới, phá vỡ sự cứng nhắc của chủ nghĩa hiện đại.

Những toà nhà không theo một hình khối cụ thể và khuôn mẫu nào của kiến trúc hậu hiện đại

Những toà nhà không theo một hình khối cụ thể và khuôn mẫu nào của kiến trúc hậu hiện đại

Một ví dụ điển hình cho tính hài hước là Tòa nhà ống nhòm ở khu phố Venice của Los Angeles, được thiết kế bởi Frank Gehry cùng với sự cộng tác của nhà điêu khắc Claes Oldenberg. Cổng vào của tòa nhà có hình dạng một cặp ống nhòm khổng lồ; ô tô vào nhà để xe đi qua dưới ống nhòm, hay các tòa nhà sân khấu như Hotel Dolphin (1987) trong Khu nghỉ dưỡng Thế giới Walt Disney ở Orlando, Florida, nổi tiếng với việc sử dụng tính hài hước và sự khoa trương… Bằng cách đạt đến giới hạn của một tòa nhà có thể trông như thế nào khi rơi vào tình trạng tồi tệ nhất (chẳng hạn như nó sắp sụp đổ), các kiến ​​trúc sư đã thách thức tính hình thức và khuyến khích sự sáng tạo trong xây dựng và thiết kế để nhằm truyền đạt ý nghĩa với sự mơ hồ, nhạy cảm trước hoàn cảnh, sự nhàm chán của nền kiến trúc lúc bấy giờ.

Những xu hướng của kiến trúc Hậu hiện đại

Kiến trúc hậu hiện đại xuất hiện mang đến một góc nhìn mới mẻ cho kiến trúc thế giới bởi nó thay thế, hoàn thiện những điểm còn bất cập, thiếu sót của kiến trúc hiện đại, khơi gợi lại những nét đẹp truyền thống tinh tế từ xa xưa để hợp thành một lối thiết kế độc đáo lấy hiện đại làm trong tâm. Xuất hiện đầu tiên từ những năm 60 của thế kỷ 20 và ngày càng được đông đảo công chúng đón nhận như một xu hướng kiến trúc đặc sắc.

Xu hướng "Lịch sử"

Phong cách kiến trúc hậu hiện đại có xu hướng ưa chuộng những yếu tố cổ xưa gắn với bối cảnh lịch sử, văn hoá bởi vậy mà những công trình ra đời đều dựa trên nét đẹp hoài cổ, các chi tiết, yếu tố đặc trưng của kiến trúc cổ điển như gợi nhắc, tưởng nhớ về quá khứ, nhớ về những năm tháng lịch sử hào hùng và cũng là sự tri ân tới thế hệ đi trước, những người sơ khai tạo ra kiến trúc cổ điển. Thiết kế hậu hiện đại không chỉ gợi nhắc về quá khứ mà còn thể hiện nét đẹp tinh tế, sáng tạo đương thời.

Nét cổ xưa trong kiến trúc hậu hiện đại

Nét cổ xưa trong kiến trúc hậu hiện đại

Xu hướng "Hồi sinh nghiêm ngặt"

Theo nguyên lý kiến trúc hậu hiện đại, những thiết kế có xu hướng hồi sinh nghiêm ngặt dựa trên đặc điểm của kiến trúc cổ, tuy nhiên thiết kế ở xu hướng này thường chia làm hai phương hướng: sao chép nguyên xi các chi tiết kiến trúc cổ và kết hợp các chi tiết kiến trúc của một số công trình cổ điển. Do vậy, các thiết kế không chỉ một màu, phiến diện hay sao chép nguyên si mà có sự phát triển, sáng tạo riêng.

Ví dụ, đền thờ ở Trung Đông do Quynlan Terry thiết kế năm 1975 với ngữ pháp cổ La Mã nhưng lại có các chòi tháp kiểu thực dân Anh ở Ấn Độ. Năm 1974, kiến trúc sư người Nhật Mozuna Monta thiết kế nhà Okawa House với mặt ngoài là phong cách lâu đài Farnèse, bên trong thì sáng tạo theo phong cách nhà thờ Pazzi. Monta đã nhái lại nét cổ điển để sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật của mình.

Okawa House thiết kế bởi Mozuna Monta

Okawa House thiết kế bởi Mozuna Monta

Xu hướng "Tân bản xứ"

Phát triển vào những năm 70 của thế kỷ 20, kiến trúc hậu hiện đại là một sự lai tạo đặc biệt của kiến trúc cổ điển và hiện đại tuy nhiên vẫn lấy hiện đại làm trọng tâm trong từng thiết kế, điển hình là những công trình bằng gạch ở thế kỷ 19, thiết kế bao gồm các yếu tố đặc trưng như: mái dốc, chi tiết có dạng vuông vức và các khối kiến trúc phân chia một cách tự do không theo một quy luật nào cả và được làm hoàn toàn bằng gạch. Một công trình tiêu biểu cho xu hướng tân bản xứ này là Trung tâm Hillingdon Civic được xây dựng vào 1974-1977, là một khu tự quản nằm ở phía tây Đại Luân Đôn, Anh.

Trung tâm Hillingdon Civic

Trung tâm Hillingdon Civic

Xu hướng "Thích hợp"

Xuất hiện vào thời kỳ hiện đại không dễ để người ta chấp nhận được việc khôi phục lại hoàn toàn những chi tiết của kiến trúc cổ điển xưa bởi vậy mà kiến trúc hậu hiện đại là sự sáng tạo dựa trên những tinh hoa sẵn có để phù hợp với bối cảnh xã hội đương thời. Xu hướng thích hợp dựa trên sơ đồ nhị nguyên về tính dễ hiểu và dễ đọc của đô thị. Một công trình điển hình cho xu hướng này không thể không nhắc đến quần thể công trình nhà ở Byker Wall do kiến trúc sư người Pháp Ralf Erskine thiết kế năm 1974.

Công trình nhà ở Byker Wall

Công trình nhà ở Byker Wall

Xu hướng "Ẩn dụ và trừu tượng"

Nếu kiến trúc La Mã có xu hướng thể hiện lòng tin vào bộ máy cai trị của Hoàng đế, kiến trúc Phục Hưng biểu thị tính siêu hình nghiêm ngặt thì kiến trúc hậu hiện đại lại mang tính ẩn dụ trừu tượng sâu sắc. Tính ẩn dụ xuất phát từ truyền thống hữu cơ liên quan đến hình ảnh con người, động vật, thực vật,... trong cuộc sống hay sự đối xứng hình mặt người, cảm giác vận động từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới,... tất cả khiến cho những công trình theo xu hướng này trở nên sinh động và có hồn hơn bao giờ hết.

Ngôi nhà Daisy House xây dựng vào những năm 1976 - 1977 thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Stanley Tigerman

Ngôi nhà Daisy House xây dựng vào những năm 1976 - 1977 thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Stanley Tigerman

Xu hướng "Không gian Hậu hiện đại"

Thiết kế hậu hiện đại thường tạo ra không gian mở rộng lớn, vô hạn và có phần nhập nhằng, không phân định rõ ràng ranh giới với nhau, điều này trái ngược hoàn toàn với tất cả các loại hình kiến trúc khác. Cửa hiệu đồ trang sức Schullin ở thủ đô Viên của Áo do kiến trúc sư Hans Hollein thiết kế năm 1975 là một ví dụ cho xu hướng đặc sắc này.

Không gian rộng lớn của kiến trúc hậu hiện đại

Không gian rộng lớn của kiến trúc hậu hiện đại

Xu hướng "Chiết trung triệt để"

Kiến trúc hậu hiện đại có xu hướng chiết trung một cách mạnh mẽ và đa dạng, những thiết kế có phần độc đáo, sáng tạo không bị ràng buộc gò bó quá nhiều như chủ nghĩa chiết trung xưa, nếu ở thế kỷ 19 người ta đi tìm những thứ dễ dàng, trốn tránh cái khó thì với xu hướng hậu hiện đại lại là cơ hội để các kiến trúc sư phát huy hết khả năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân.

Kiến trúc hậu hiện đại với sự sáng tạo không ngừng của các kiến trúc sư

Kiến trúc hậu hiện đại với sự sáng tạo không ngừng của các kiến trúc sư

Những kiến trúc sư Hậu hiện đại đáng chú ý

Xuất hiện khá muộn nhưng hậu hiện đại đã thu hút được đông đảo những người yêu thích sáng tạo nghệ thuật và các kiến trúc sư tài ba, có thể kể đến những cái tên như: Nhiều kiến ​​trúc sư đã kết hợp các yếu tố của kiến ​​trúc hậu hiện đại vào công trình của họ, nhưng những kiến ​​trúc sư này đã giúp xác định phong cách.

Charles Moore (1925–1993)

Charles Moore - Cha đẻ của chủ nghĩa hậu hiện đại

Charles Moore - Cha đẻ của chủ nghĩa hậu hiện đại

Charles Moore được biết đến với vai trò là một nhà văn, kiến trúc sư người Mỹ, và là một thành viên của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ với nhiều giải thưởng danh giá về thiết kế. Ông ưa thích các yếu tố thiết kế táo bạo, đầy màu sắc bao gồm sự kết hợp những màu sắc nổi bật, chủ nghĩa chiết trung kiểu cách và việc sử dụng các vật liệu phi truyền thống như nhựa, gạch, màng PET,... Là những người đặt nền móng đầu tiên cho xu hướng nghệ thuật mới, ông được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Piazza d’Italia - Công trình kiến trúc đặc sắc nhất của Charles Moore 

Piazza d’Italia - Công trình kiến trúc đặc sắc nhất của Charles Moore 

“Piazza d’Italia” - quảng trường hậu hiện đại nằm phía sau Trung tâm Văn hóa Ý của Mỹ ở trung tâm thành phố New Orleans, Louisiana được coi là công trình tiêu biểu, đặc sắc nhất trong sự nghiệp thiết kế của kiến trúc sư Charles Moore.

Philip Johnson (1906–2005)

Philip Johnson (1906–2005) - Kiến trúc sư

Philip Johnson (1906–2005) - Kiến trúc sư

Philip Johnson (1906–2005) - một kiến trúc sư người Mỹ, là một nhân vật nổi bật của phong trào kiến ​​trúc hiện đại, nhưng phong cách của ông đã dấn thân vào chủ nghĩa hậu hiện đại trong những năm 1980 và 90. Năm 1978, Johnson được trao tặng Huy chương vàng của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ . Năm 1979, ông trở thành người đầu tiên nhận Giải thưởng Kiến trúc Pritzker, giải thưởng kiến ​​trúc quốc tế danh giá nhất và năm 1991, Johnson nhận được Giải thưởng Tấm Vàng của Viện Hàn lâm Thành tựu Hoa Kỳ.

Glass House thiết kế bởi Philip Johnson

Glass House thiết kế bởi Philip Johnson

Những công trình kiến trúc nổi tiếng của ông là Ngôi nhà kính theo chủ nghĩa hiện đại của ông ở New Canaan, Connecticut; Đại lộ 550 Madison thời hậu hiện đại ở New York, được thiết kế cho AT&T; 190 Đường Nam La Salle ở Chicago; Vườn điêu khắc của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại  và Gian hàng tiền Columbian ở Dumbarton Oaks,... những công trình được coi là kiệt tác kiến trúc của thế kỷ 20.

James Stirling (1926–1992)

Kiến trúc sư người Anh James Stirling

Kiến trúc sư người Anh James Stirling

Kiến trúc sư người Anh James Stirling là một trong số những kiến trúc sư nổi tiếng ở thời hậu hiện đại. Khởi đầu sự nghiệp kiến trúc của ông là hai công trình nhỏ Langham House Close, Đại học Leicester, thiết kế của ông được chú ý bởi đặc tính công nghệ và hình học, đánh dấu bằng việc sử dụng bản vẽ không gian 3 chiều qua phép chiếu axonometric, chính điểm độc đáo này đã đưa Stirling đến với công chúng.

Neue Staatsgalerie ở Stuttgart, Đức 

Sau này, ông đã thiết kế ra rất nhiều công trình quy mô lớn như Thư viện khoa Lịch sử Đại học Cambridge, khu nhà ở Florey Building cho The Queen's College, Oxford, trung tâm đào tạo cho Olivetti ở Haslemere, Surrey, nhà ở cho Đại học St Andrews, bảo tàng cho Stuttgart,... và giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế cho Neue Staatsgalerie. Tòa nhà Neue Staatsgalerie ở Stuttgart, Đức hoàn thành vào năm 1984  là sự kết hợp giữa thiết kế cổ điển và hiện đại, đan xen các yếu tố tự nhiên và hình thức cổ điển với khung thép công nghiệp và các đường nét trang trí màu sắc rực rỡ.

Terry Farrell (1938 – nay)

Kiến trúc sư người Anh Terry Farrell 

Kiến trúc sư người Anh Terry Farrell 

Terry Farrell là một kiến trúc sư người Anh được biết đến nhiều nhất với việc thiết kế các đô thị theo ngữ cảnh và các công trình kiến trúc hậu hiện đại đặc sắc. Thời gian đầu Farrell thiết kế những dự án nhỏ như nhà ở, cho đến khi kiến trúc hậu hiện đại xuất hiện ông trở thành kiến trúc sư hậu hiện đại chính của Vương quốc Anh và công trình được biết đến nhiều nhất là trụ sở trụ sở MI6, hay còn được gọi là tòa nhà MI6, là nơi đặt các chi nhánh của cơ quan tình báo bí mật Anh ở trung tâm thủ đô London, Anh.

Toà nhà MI6 thiết kế bởi Terry Farrell

Toà nhà MI6 thiết kế bởi Terry Farrell

MI6 là sự pha trộn các yếu tố của kiến trúc hiện đại công nghiệp với phong cách của các ngôi đền tôn giáo của người Maya và Aztec. Đây được coi là một trong những biểu hiện thuần túy nhất của thị hiếu kiến ​​trúc những năm 1980. Ngoài ra, Farrell còn có rất nhiều công trình khác trải dài khắp các quốc gia trên thế giới, từ Anh cho tới Đông Nam Á, điển hình như: TV-am ở Camden Lock, Trạm Charing Cross, Sân bay quốc tế Incheon ở Seoul, ga đường sắt Nam Bắc Kinh lớn nhất Châu Á, ga đường sắt Nam Quảng Châu, nhà Peak TowerKowloon Station, Tổng lãnh sự quán Anh, Hồng Kông,...

Helmut Jahn (1940–2021)

Helmut Jahn (1940–2021)

Kiến trúc sư Helmut Jahn (1940–2021)

Kiến trúc sư gốc Đức Helmut Jahn được biết đến là một kiến trúc sư theo trường phái kiến trúc công nghệ (Archi-neering) và là tác giả của hàng chục công trình lớn trên thế giới. Một trong số những công trình “để đời” của ông có thể kể đến như Trung tâm James R. Thompson ở Chicago, Illinois; Trung tâm Sony ở Berlin,...Tuy nhiên James R. Thompson vẫn được đánh giá là là công trình thể hiện rõ đặc trưng của kiến trúc hậu hiện đại hơn cả. 

Trung tâm James R. Thompson ở Chicago, Illinois

Trung tâm James R. Thompson ở Chicago, Illinois

Với thiết kế toà nhà 17 tầng kiểu giếng trời có phần trên bằng kính giúp tối ưu ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào không gian bên trong, mặt ngoài bằng kính và kim loại bao gồm các góc và đường cong liền nhau khiến cho tổng thể công trình trở nên sang trọng hơn.

Robert Venturi (1925–2018) 

Kiến trúc sư Robert Venturi

Kiến trúc sư Robert Venturi

Kiến trúc sư người Mỹ Robert Venturi được biết đến với vai trò là một nhà lý thuyết nổi bật của chủ nghĩa hậu hiện đại và cũng là một kiến trúc sư tài ba. Robert Venturi đã để lại một khối lượng công trình đồ sộ nhưng phần lớn đều tập trung tại Philadelphia, Pennsylvania. 

The Guild House

The Guild House

Thành tựu đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển sự nghiệp kiến trúc của ông là The Guild House, một tòa nhà chung cư ở Philadelphia, được xây dựng từ năm 1960 đến 1963, là công trình lớn đầu tiên của ông và cũng là một trong những biểu hiện sớm nhất của kiến ​​trúc hậu hiện đại. Cũng từ đây ông bắt đầu hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình với nhiều kiệt tác kiến trúc hậu hiện đại độc đáo, mới lạ.

Frank Gehry (1929 – nay)

Kiến trúc sư Frank Gehry ở Los Angeles

Kiến trúc sư Frank Gehry ở Los Angeles

Kiến trúc sư Frank Gehry ở Los Angeles là một kiến trúc sư nổi tiếng thuộc kiến trúc giải toả kết cấu hay còn gọi là kiến trường phái phá cân đối (deconstructivism) của kiến trúc hậu hiện đại.

Nhà khiêu vũ ở Prague thiết kế bởi kiến trúc sư Frank Gehry 

Nhà khiêu vũ ở Prague thiết kế bởi kiến trúc sư Frank Gehry 

Ông đã xây dựng nhiều công trình kiến ​​trúc hậu hiện đại ở bang California, bao gồm cả Tòa nhà Norton ở Bãi biển Venice, Phòng hòa nhạc Walt Disney ở Los Angeles, Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Tây Ban Nha và Nhà khiêu vũ ở Prague,... hầu hết các công trình của ông đều được tạo bởi những đường cong tròn trịa, và được bọc bằng những vật liệu kim loại phản xạ cùng những ẩn dụ phía sau đó khiến cho các tòa nhà trở nên lộng lẫy, có hồn hơn.

Michael Graves (1934–2015) 

Kiến trúc sư người Mỹ Michael Graves

Kiến trúc sư người Mỹ Michael Graves

Nhắc tới những kiến trúc sư nổi tiếng ở chủ nghĩa hậu hiện đại không thể không nhắc đến kiến trúc sư người Mỹ Michael Graves, ông được công chúng biết đến nhiều nhất bởi là người tạo ra Tòa nhà Team Disney ở Burbank California. Đây được coi là kiệt tác kiến trúc hậu hiện đại gợi người ta liên tưởng tới cổ tích Bảy chú lùn của Disney.

Tòa nhà Team Disney ở Burbank California.

Tòa nhà Team Disney ở Burbank California.

Khi thiết kế công trình này Graves sử dụng những bức tượng của các nhân vật trong cổ tích để làm điểm nhấn cùng sự kết hợp hài hoà của các gam màu sáng, nổi bật tạo không gian vui nhộn và nổi bật thêm cho công trình. 

Các công trình điển hình cho kiến trúc Hậu hiện đại

Vanna Venturi House

Vanna Venturi House là một trong số kiệt tác đầu tiên của phong trào kiến trúc hậu hiện đại, nằm trong khu phố Chestnut Hill ở Philadelphia, Pennsylvania, được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Robert Venturi cho mẹ của ông, Vanna Venturi. 

Vanna Venturi House

Vanna Venturi House

Công trình được xây dựng từ năm 1962 đến năm 1964 với quy mô nhỏ nhưng có mặt tiền vô cùng hoành tráng, tận dụng tối đa các hiệu ứng của kiến trúc hậu hiện đại như mái dốc thay vì mái bằng, sử dụng thêm lò sưởi, ống khói, hệ thống cột, tường kính… tất cả kết hợp với nhau phá vỡ những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện đại trang trọng.

Thư viện công cộng Denver của Michael Graves (1995)

Thư viện Công cộng Denver - hệ thống thư viện công cộng lớn thứ 8 ở Hoa Kỳ và là thư viện lớn nhất nằm giữa 2 thành phố Chicago và Los Angeles, thu hút hơn 1 triệu du khách mỗi năm không chỉ bởi kho tài liệu khổng lồ mà còn vì vẻ đẹp nao lòng của kiến trúc nơi đây.

Thư viện Công cộng Denver

Thư viện Công cộng Denver

Công trình được thiết kế bởi Michael Graves, hầu hết các không gian được xây dựng như những thư viện truyền thống tuy nhiên nội thất sử dụng hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên gợi sự bề thế, trang trọng và truyền thống. Ở đây, kiến trúc sư Michael Graves đã phân mảnh công trình thành nhiều toà nhỏ khác nhau với các chức năng, hình khối và màu sắc khác nhau song chúng lại có mối liên kết vô cùng đặc biệt, tạo nên một bức tranh sắc màu tổng thể. 

Thư viện không chỉ là nơi chứa đựng tri thức nhân loại mà còn là nơi kết nối cộng đồng giúp mọi người gặp gỡ, giao lưu và trao đổi với nhau dễ hơn qua hệ thống phòng hội họp, các cửa hàng bán lẻ, quán cafe tiện ích, phòng đa năng sinh hoạt chung,... ​​

Trường Kinh doanh Haas tại Đại học California, Berkeley của Charles Moore (1992)

Haas School of Business

Haas School of Business

Trường kinh doanh Haas hay còn được gọi là Berkeley Haas, là trường kinh doanh của Đại học California, đây là một trong những công trình kinh điển của chủ nghĩa kiến trúc hậu hiện đại. Trường nằm trong khuôn viên Berkeley, bao quanh bởi bốn tòa nhà cao lớn nhưng vẫn nổi bật bởi thiết kế khá mới lạ với sự kết hợp của kiến trúc hiện đại, cổ điển và kiến trúc tân Phục hưng, vẻ đẹp của Trường Kinh doanh Haas được coi là một kiệt tác kiến trúc vào những năm đầu thế kỷ 20.

Tạm Kết

Kiến trúc hậu hiện đại là một sự sáng tạo vượt bậc của nhân loại nói chung và kiến trúc thế giới nói riêng bởi nó hội tụ đầy đủ nét đẹp của truyền thống và cả sự phá cách, nổi loạn của xã hội đương thời. Một phong cách kiến trúc mà ở đó không có những ràng buộc, những nguyên tắc cầu kỳ, thoát ly khỏi những rào cản của kiến trúc hiện đại để từ đó các kiến trúc sư có thể thỏa sức sáng tạo những công trình mang dấu ấn cá nhân của mình. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm, nguồn gốc cũng như những đặc điểm, và các công trình nổi bật của xu hướng kiến trúc độc đáo của chủ nghĩa hậu hiện đại.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: