Kiến trúc địa trung hải: Bản giao hưởng của kiến trúc Ý & Tây Ban Nha

 14/01/2023  0  Bình luận

Nhắc đến kiến trúc địa trung hải, người ta nghĩ ngay đến khung cảnh những ngôi nhà hòa cùng biển cả, nắng và gió khoáng đạt trong lành. Những mẫu thiết kế theo phong cách địa trung hải mang trong mình nét quyến rũ đầy mê hoặc lạ thường với kiểu dáng mái ngói vòm thủ công, hàng hiên rộng lớn có hành lang bao quanh, màu sắc tươi tắn hay nội thất tối giản,...

Kiến trúc địa trung hải là gì?

Phong cách kiến trúc địa trung hải có tên gọi đầy đủ là phong cách địa trung hải Phục hưng (Mediterranean Revival). Kiến trúc vùng địa trung hải là phong cách kiến trúc xây dựng mang tính chiết trung có khởi nguồn vào thế kỉ XIX đến từ các quốc gia châu Âu như: Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp và trở nên phổ biến vào những năm 1920-1930. Kiến trúc địa trung hải là sự kết hợp, chắt lọc sự tinh túy của các phong cách: Tây Ban thời phục Hưng, Tây Ban Nha Colonial, kiến trúc Gothic ở Venice, Beaux – Arts, Ý Phục Hưng.

Các yếu tố về thiên nhiên, ánh sáng, tiếng sóng cùng nắng và gió làm nên một kiến trúc địa trung hải rất riêng.

Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của kiến trúc địa trung hải

Có nguồn gốc xuất xứ từ phía Bắc bờ biển Địa Trung Hải, năm 1920, kiến trúc địa trung hải nhanh chóng lan rộng và bùng nổ tại Mỹ. Kiến trúc địa trung hải thống trị từ mảng thiết kế nhà hàng, khách sạn, thiết kế biệt thự đến những thiết kế nhà phố, thiết kế sân vườn,... Sức mạnh của cơn bão địa trung hải này sau đó có tốc độ phát triển chóng mặt và có sức ảnh hưởng đến toàn thế giới, trong đó có Việt Nam bởi phong cách đậm chất nghệ thuật khi khéo léo khơi dậy nét lãng mạn cùng hơi thở phóng khoáng của biển cả qua từng mẫu thiết kế độc đáo. Có thể thấy, kiến trúc địa trung hải rất được ưa chuộng trong cuộc sống hiện đại, nhất là đối với những tuýp người có xu hướng tìm kiếm không gian sống hòa hợp với thiên nhiên thanh bình.

Mẫu biệt thự điển hình của phong cách kiến trúc địa trung hải

Kiến trúc vùng địa trung hải được chia làm ba phong cách kiến trúc tiêu biểu ứng với các thời kỳ đó là:

  • Kiến trúc địa trung hải thời kỳ Phục hưng Ý: Dựa trên nguồn cảm hứng bất tận từ thời kỳ Phục hưng Ý vào thế kỷ 16, các thiết kế ngôi nhà địa trung hải được trang trí hoàng tráng, công phu khi tập trung vào các chi tiết mái vòm và cột.
  • Kiến trúc địa trung hải thời kỳ Phục hưng Tây Ban Nha: Các ngôi nhà địa trung hải tại thời kỳ này có phần mộc mạc, giản đơn hơn nhưng nổi bật với thiết kế mái bằng đất sét.
  • Kiến trúc địa trung hải thời kỳ hiện đại: Mô hình xây dựng kiến trúc địa trung hải hiện đại tập trung vào lối sống nghỉ dưỡng và ưu tiên không gian sống rộng rãi, thoáng đãng.

Các đặc trưng của phong cách địa trung hải

Làm nên thành công cho kiến trúc địa trung hải nói chung, chắc hẳn các đặc trưng của phong cách này vô cùng mới lạ và đặc biệt. Phong cách địa trung hải lấy cảm hứng từ nhiều phong cách kiến trúc từ nhiều quốc gia khác nhau nhưng lại tạo nên một kiến trúc rất riêng biệt. Dưới đây là các đặc trưng của phong cách địa trung hải về thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất.​​

Về thiết kế kiến trúc phong cách địa trung hải

Đối với thiết kế kiến trúc trong phong cách địa trung hải, các yếu tố: mặt tiền, mái nhà, tường, cổng dáng vòm, mái hiên, hành lang,.. là những đặc trưng tạo nên một trường phái đầy mới lạ mà cuốn hút.

Mặt tiền lớn và đối xứng

Hầu hết các ngôi nhà mang phong cách địa trung hải đều sở hữu những mặt tiền rộng lớn với cấu trúc đăng đối, hài hòa được xây dựng trên một nền móng hình chữ nhật kiên cố.

Đặc trưng về mặt tiền và tính đối xứng trong kiến trúc địa trung hải

Mái nhà: yếu tố không thể nhầm lẫn

Thiết kế mái nhà trong kiến trúc địa trung hải ưu tiên lợp ngói đất nung mà đỏ cam hay mái đúc bằng ngói nhằm tôn vinh sự giản dị và gần gũi với thiên nhiên. Mái ngói còn giúp điều hòa nhiệt độ, làm mát ngôi nhà trong những ngày nắng nóng. Nét mộc mạc đến từ mái nhà không những không làm giảm đi sự tinh tế cho toàn bộ thiết kế mà ngược lại nó còn toát lên sự sang trọng, kiêu sa hoài cổ. 

Mái ngói đất nung được sử dụng phổ biến trong phong cách kiến trúc địa trung hải

Tường có cấu trúc gạch và vữa

Bên cạnh mái nhà, những bức tường được xây dựng với cấu trúc gạch vữa vừa chắc chắn, vừa phù hợp với khi hậu khô và ấm vùng địa trung hải. Giống với mái nhà, các bức tường dày có thể giữ không khí mát mẻ bên trong tốt hơn vào những ngày oi bức.

Kiến trúc địa trung hải với thiết kế tường dày có thể điều hòa không khí bên trong.

Cổng vòm trang trí công phu

Đặc trưng tiếp theo là thiết kế cổng vòm được trang trí bằng những bức tường thạch cao chạm khắc và đắp nổi trên các ô cửa sổ hay trần nhà. Kiến trúc có hình vòm này lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc tại Ý và Hy Lạp.

Cổng vòm tinh tế trong kiến trúc địa trung hải 

Cửa ra vào và cửa sổ hình vòm

Một đặc trưng không thể thiếu trong phong cách địa trung hải là sự hiện diện của cửa ra vào và cửa sổ hình vòm. Kiến trúc địa trung hải sử dụng một số lượng cửa sổ ở cả mặt tiền và bao quanh căn nhà địa trung hải. Cửa ra đặt tại trung tâm ngôi nhà cũng có thiết kế hình vòm lớn hơn thiết kế cửa sổ tạo ra một không gian mở và thoáng mát lạ thường.

Những ô cửa địa trung hải có hình dạng vòm mềm mại

Sân vườn rộng rãi, xanh mát tạo không gian thư giãn tuyệt vời

Bên cạnh kiến trúc ngoại thất, phong cách địa trung hải thường có những khoảng sân vườn rộng rãi trồng nhiều cây xanh và hoa cỏ tuyệt đẹp. Không có để bắt gặp hình ảnh những khu vườn đẹp như cổ tích trong kiến trúc địa trung hải.

Không gian sân vườn đem đến cảm giác thoải mái vô cùng

Mái hiên thấp

Khác với các kiến trúc đồ sộ với hệ thống mái cầu kỳ, hệ thống mái của kiến trúc địa trung hải rất đơn giản với màu đỏ cam tươi tắn của mái ngói. Thiết kế mái hiên thấp và dốc càng làm ngôi nhà thêm phần trang nhã hơn.

Thiết kế mái hiên thấp cùng mái ngói giản dị

Quy mô thường 1 đến 2 tầng

Các biệt thự theo kiến trúc địa trung hải sở hữu không gian rộng lớn tuy nhiên, quy mô xây dựng chỉ rơi vào 1 đến 2 tầng. 

Các căn nhà địa trung hải thường xây 1 đến 2 tầng

Hệ cột đặc trưng

Hệ cột trong kiến trúc địa trung hải không sở hữu những họa tiết chạm khắc đắp nổi cầu kỳ mà chỉ điểm xuyết một vài chi tiết hoa văn tinh tế.

Mẫu hệ cột đặc trưng của kiến trúc địa trung hải

Hàng hiên rộng và có hành lang bao quanh

Đa số mọi ngôi nhà thuộc kiến trúc địa trung hải đều có hàng hiên rộng và được bao quanh bởi thiết kế hành lang bắt mắt. 

Một ví dụ tiêu biểu về hành lang bao quanh khu kiến trúc 

Phong cách địa trung hải trong thiết kế nội thất

Đặc điểm kiến trúc địa trung hải còn nổi bật với thiết kế nội thất bên trong. Không mang nét cổ điển truyền thống hay táo bạo với các khối hình học bắt mắt, nội thất địa trung hải mang đến một cảm giác tươi mới bởi sự lựa chọn gam màu, vật liệu xây dựng, ánh sáng, những hoa văn, đồ trang trí khác.

Màu sắc tươi trẻ, dịu dàng gắn liền với biển cả, thiên nhiên

Khung cảnh về một vùng biển xanh mát có nắng vàng và gió hiu hiu là những gì mà kiến trúc địa trung hải muốn đem đến khi ta nhìn vào các thiết kế nội thất bên trong căn nhà. Các tông màu tươi sáng, bắt mắt gắn với các màu sắc của thiên nhiên như màu xanh của biển, màu vàng của nắng, màu cát trắng hay màu nâu gỗ của thân cây. Trong đó, màu trắng tinh khôi thường được lựa chọn làm màu sắc chủ đạo cho hầu hết các ngôi nhà địa trung hải.

Các gam màu tươi trẻ làm nên một kiến trúc đầy sức sống

Các gam màu tươi trẻ làm nên một kiến trúc đầy sức sống

Kết hợp vật liệu truyền thống và hiện đại

Nguyên vật liệu phù hợp với kiến trúc địa trung hải chính là sự kết hợp giữa gạch và vữa. Các bức tường dày, chắc chắn hơn khi được trát vữa mang đến một địa trung hải vừa truyền thống vừa hiện đại.

Một căn phòng được xây từ gạch và vữa đầy trang nhã

Một căn phòng được xây từ gạch và vữa đầy trang nhã

Nội thất tối giản nhưng vô cùng tinh tế

Không gian nội thất được bố trí cho phong cách này hướng đến vẻ đẹp đơn giản và đậm chất tự nhiên. Nội thất trong kiến trúc địa trung hải không tuân theo quy tắc đối xứng mà chú trọng sử dụng các khối hình vuông, hình chữ nhật,... Các đồ nội thất từ đèn chùm, thảm trải sàn, bộ bàn ghế, lò sưởi,... tất cả được kết hợp hài hòa và đem đến một không gian địa trung hải rất riêng.

Không gian nội thất gợi cảm giác yên bình đến lạ

Không gian nội thất gợi cảm giác yên bình đến lạ

Hoa văn, hoạ tiết trang trí tinh tế

Yếu tố về hoa văn, họa tiết trang trí cũng là một đặc trưng tiêu biểu trong phong cách địa trung hải góp phần tô điểm cho kiến trúc trở nên hoàn hảo. Các chi tiết trang trí này thường được chạm khắc tinh tế bằng gạch thô. Ngoài ra, các chất liệu từ nhiên nhiên như gỗ, tre nứa, gốm sứ, đá…cũng thường xuyên xuất hiện trong nội thất kiến trúc địa trung hải.

Họa tiết trang trí xuất hiện trên lò sưởi, sàn nhà,...

Họa tiết trang trí xuất hiện trên lò sưởi, sàn nhà,...

Ánh sáng

Cuối cùng, ánh sáng là đặc trưng giúp cho toàn bộ kiến trúc địa trung hải luôn nổi bật dù là ban ngày hay ban đêm. Thiết kế các ô cửa số lớn giúp ngôi nhà địa trung hải đón nhận được rất nhiều nguồn sáng tự nhiên vào ban ngày và ban đêm khiến nó trở nên lung linh huyền ảo dưới những ánh đèn từ bên trong nội thất.

Ánh sáng giúp kiến trúc địa trung hải luôn nổi bật

Ánh sáng giúp kiến trúc địa trung hải luôn nổi bật

Ngắm nhìn các mẫu thiết kế phong cách kiến trúc địa trung hải

Với vẻ đẹp đơn giản, mộc mạc và tự nhiên, kiến trúc địa trung hải dần xuất hiện trong nhiều mẫu thiết kế khác nhau từ nhà hàng, khách sạn đến các căn biệt thự, nhà phố và cả các căn nhà sân vườn tuyệt đẹp.

Nhà hàng, khách sạn phong cách Địa Trung Hải

Nhà hàng hay khách sạn theo phong cách địa trung hải luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng bởi không gian thoáng đãng và bài trí đẹp mắt. Đến với những nhà hàng theo trường phái này, chắc hẳn bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp thanh lịch và tràn đầy sức sống.

Một ví dụ về không gian phía trong nhà hàng theo phong cách kiến trúc địa trung hải

Một ví dụ về không gian phía trong nhà hàng theo phong cách kiến trúc địa trung hải

Biệt thự Địa Trung Hải

Các căn biệt thự địa trung hải thường đặt tại những khu vực ven biển bởi đây là có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch và thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm.

Biệt thự địa trung hải

Nhà phố kiến trúc Địa Trung Hải

Nếu yêu thích kiến trúc địa trung hải, việc sở hữu một căn nhà phố mang đậm trường phái này sẽ là một ý tưởng thật tuyệt vời. Những căn nhà được xây theo phong cách này luôn có sự thoáng đãng và vô cùng đẹp mắt. Từ thiết kế ngoại thất cho đến từng khu vực trong nhà đều để lại ấn tượng cho người nhìn.

Mẫu nhà phố đẹp mắt trong kiến trúc địa trung hải 

Mẫu nhà phố đẹp mắt trong kiến trúc địa trung hải 

Sân vườn phong cách Địa Trung Hải

Khoảng sân vườn rộng lớn, thoáng đãng là một phần không thể thiếu trong kiến trúc địa trung hải. Những thảm cỏ xanh mềm mại được bố trí tinh tế đan xen với khoảng sân rộng lớn. Các loài cây và loài hoa nhiều màu sắc sặc sỡ càng khiến phong cách này chiếm trọn trái tim của những vị khách ghé thăm.

Khoảng sân vườn đẹp tựa trong tranh vẽ

Khoảng sân vườn đẹp tựa trong tranh vẽ

Phòng khách phong cách Địa Trung Hải

Đến với những căn phòng trong kiến trúc địa trung hải đặc biệt là không gian phòng khách, Sự lãng mạn và yên bình là cảm giác mà kiến trúc này hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn. Trong bố trí nội thất, những món đồ từ gỗ tự nhiên, đèn trang trí để bàn cùng những bức tranh đơn giản là những đặc trưng dễ thấy của lối kiến trúc này. Phòng khách được trang trí bởi những hình vuông và hình chữ nhật kết hợp với hướng nhìn ra biển tạo cảm giác hòa mình với thiên nhiên.

Không gian phòng cách gọn gàng và đầy ấm cúng

Không gian phòng cách gọn gàng và đầy ấm cúng

Bếp và phòng ăn phong cách Địa Trung Hải

Đề cao sự mộc mạc, giản đơn, nội thất phòng bếp thường sử dụng gỗ và đá để trang trí. Các bức tường được sơn màu trắng nhằm phản chiếu ánh sáng một cách chính xác nhất. Tô điểm cho căn phòng là gam màu xanh của lá cây, mà nâu của gỗ và màu vàng ấm đến từ chùm đèn. Tiêu điểm của phòng ăn và nhà bếp chính là bộ bàn ăn bằng gỗ tự nhiên với chi tiết uốn cong cổ điển.

Bếp và phòng ăn với tông trắng nâu đẹp mắt

Bếp và phòng ăn với tông trắng nâu đẹp mắt

Phòng ngủ phong cách Địa Trung Hải

Cuối cùng là thiết kế phòng ngủ với những ô cửa sổ rộng hình vòm, được tô điểm bằng những chiếc rèm trắng tinh khôi, tôn lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế cho không gian sinh hoạt riêng. Việc lựa chọn những gam màu nhã nhặn tạo cảm giác thư giãn và giúp chất lượng giấc ngủ trở nên hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong phòng ngủ theo kiến trúc địa trung hải sẽ những chậu cây xanh nhỏ nhắn nhằm phù hợp với tiêu chí hòa hợp với thiên nhiên của trường phái này.

Thiết kế phòng ngủ tối giản nhưng không hề đơn điệu

Thiết kế phòng ngủ tối giản nhưng không hề đơn điệu

Tạm kết

Phong cách kiến trúc địa trung hải có thể xem là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người yêu thích sự tối giản và muốn tận hưởng không khí trong lành cùng cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên. Hy vọng bài viết trên của TABOO DESIGN đã phần nào đem đến cho các bạn những kiến thức hữu ích về kiến trúc địa trung hải.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: